Tìm trên trang
Phạm Thị Khánh Tâm và giấc mơ mắm ruốc Huế
Ngày cập nhật 10/12/2014

Mong ước lớn nhất của Phạm Thị Khánh Tâm, người đã rất thành công với việc khôi phục và xây dựng thương hiệu rượu gạo Thủy Dương, là đưa thương hiệu “mắm tâm Huế” đến với khách hàng gần xa, đặc biệt là cộng đồng người việt ở khắp nơi trên thế giới.

Đón tôi ở đầu con hẻm, nếu không quen biết từ trước, chắc sẽ khó nhận ra bà chủ của cơ sở sản xuất rượu gạo khá nổi tiếng của Huế. Chân đi dép, áo xắn tay vội vả, nhìn qua tôi cũng đoán chừng Tâm đang dở tay với công việc. Dừng lại trước một cơ ngơi khá rộng lớn mà Tâm giới thiệu là dự định sẽ đưa cơ sở sản xuất rượu gạo Thủy Dương từ phường Thủy Dương về đây. Thế nhưng, dự định đó của Tâm dường như chưa thể thực hiện do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường gần đây. Vậy lại hay, hơn 1.000m2, trong đó, có 600m2 được xây làm nhà xưởng, giờ có thể tận dụng để làm mắm, ruốc các loại.

Diệt khuẩn

Từ niềm tự hào dân mắm ruốc

Tôm cá sau khi mua tận tàu vừa cập bến Thuận An, được ướp muối với tỷ lệ phù hợp, mà với một người có chuyên môn từng học ngành công nghệ thực phẩm và nhiều năm công tác ở Phòng Công thương, phụ trách mảng thủy sản, như Khánh Tâm thì thừa sức để bảo quản một cách tốt nhất. Cá rò (còn gọi là cá kình con) dùng để làm mắm cá rò sau khi lấy từ chậu ướp muối sẽ được trộn thêm đường, bột ngọt và các loại gia vị phù hợp. Trước khi đưa vào đóng gói, hỗn hợp này được đưa vào phòng diệt khuẩn bằng tia cực tím, sau đó cho vào bì hút chân không. Theo cô chủ Phạm Thị Khánh Tâm, khâu diệt khuẩn và hút không khí là quan trọng nhất, bởi nó quyết định chất lượng sản phẩm.

“Lúc đi học, mình được dạy rằng một con vi khuẩn trong vòng tám tiếng đồng hồ sẽ sản sinh ra thêm 2 triệu con. Sau 8 tiếng nữa sẽ thành 4 tỷ con. Do đó, nếu không cẩn trọng trong các công đoạn, thì sản phẩm mắm ruốc sẽ khó bảo quản, kém chất lượng và mất vệ sinh an toàn thực phẩm”, Khánh Tâm nói. Nhờ có những kiến thức này, Khánh Tâm biết rõ muốn bảo quản sản phẩm được lâu thì phải loại được những mối nguy có thể xảy ra. Tâm đầu tư máy diệt vi khuẩn, máy hút chân không, máy đóng gói cũng là vì thế. “Mình muốn có một sản phẩm an toàn, có thương hiệu để người dân yên tâm tin dùng”. Tâm nói như thế khi được hỏi tại sao không chọn cách truyền thống mà bấy lâu nay nhiều người vẫn làm.

Phạm Thị Khánh Tâm cho hay, lúc đang còn là sinh viên ngành công nghệ thực phẩm ở TP Hồ Chí Minh, lúc nào các bạn cũng trêu cô là dân “mắm ruốc”. Nghe hoài rồi quen, cô cũng thừa nhận mình là dân mắm ruốc và luôn tự hào về đặc sản quê mình. Thế rồi, cô cũng luôn tự hỏi, tại sao một đặc sản được nhiều người biết đến như thế, mà đến nay vẫn chưa có ai biến nó thành thương hiệu, được chứng nhận, được sản xuất theo phương pháp an toàn và hơn nữa là để xuất khẩu. Từ suy nghĩ đó, Tâm quyết biến thành hành động.

Cũng như ý định sản xuất rượu gạo Thủy Dương, lần này Tâm cũng cay đắng chịu sự phản đối của gia đình. “Ba không thích rượu, mẹ không ghiền mắm, thế mà mình lại chọn hai thực phẩm này để khởi nghiệp, như thế cũng đủ biết ba mẹ mình phản đối đến thế nào. Đam mê, muốn và quyết làm cho bằng được, Khánh Tâm đã thành công trước sự thán phục của nhiều người. Hiện tại, cơ sở sản xuất “Mắm Tâm Huế” đang sản xuất 4 loại mắm chính, đã được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) xác nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện đăng ký chất lượng thực phẩm... và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận quyền sở hữu trí tuệ, gồm: mắm cá rò, mắm dưa cà, tôm chua, ruốc.

Đưa “Mắm Tâm Huế” vươn xa

Khánh Tâm trăn trở nhất hiện nay là làm thế nào để đưa những sản phẩm này đến tay khách hàng ở nước ngoài. Bởi theo Khánh Tâm, nếu xét về mẫu mã, kiểu dáng, thời gian bảo quản thì các sản phẩm của cô hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu. Các loại mắm sau khi đóng vào gói hút chân không có thể chịu va đập, rơi ở nhiều độ cao mà không bị vỡ. Hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên nên không lo bị hư hỏng. Cái khó là việc xin cấp các loại giấy phép xuất khẩu, hiện tại Tâm không rành về vấn đề này. Thông tin mừng là vừa có một người quen của Tâm trước đây từng làm ở Bộ Thủy sản cũ, nay đã về hưu, chuyên xuất khẩu các mặt hàng đặc sản của Việt Nam sang các nước trên thế giới, sau khi tham quan cơ sở sản xuất của Khánh Tâm đã đồng ý sẽ đưa các loại “Mắm Tâm Huế” ra nước ngoài.

Niềm tin của Tâm hoàn toàn có cơ sở, bởi mới chỉ sản xuất thử nghiệm nhưng nhiều khách hàng ăn một lần rồi tìm đến lần sau khá đông. Nhiều đơn đặt hàng đã chuyển phát thành công đến khắp mọi miền trên đất nước. Một đồng nghiệp cho hay, anh cũng vừa đăng ký mua một số sản phẩm “Mắm Tâm Huế” để làm quà biếu cho người quen ở TP Hồ Chí Minh. Mới sản xuất khoảng hơn 3 tháng, nhưng đã có mấy tấn sản phẩm được bán ra, là tín hiệu mừng cho cô chủ nhỏ với khát vọng lớn: “Khát vọng được góp một phần công sức cho Huế được nhiều người nữa biết đến qua các sản phẩm mình làm ra. Bởi thế mà trên lô gô, mẫu mã sản phẩm, Tâm in thêm hình Đại Nội là biểu tượng và niềm tự hào của người Huế, cũng như slogan: “Giữ chút gì rất Huế”, ca từ quen thuộc của một bài hát đã đi vào lòng người. Cái cách Tâm đã làm chính là đã giữ được nét hồn Huế trong dòng chảy hiện đại.

Chia tay Tâm trong nắng hanh vàng, tin rằng những ước mơ của Tâm sẽ thành hiện thực. Không chỉ với các loại mắm, mà sắp tới nữa sẽ là sả muối, bánh lọc, chả tré, mứt gừng… những món ruột của người Huế và nhiều khách thập phương nữa. Niềm tin của tôi lại càng có cơ sở hơn khi hay tin, trong lần làm thị trường mới đây, hàng chục ngàn sản phẩm của Tâm tung ra chưa đầy nửa tiếng tại các chợ đã hết sạch. Người tiêu dùng đã tin mua, thì đường đến thành công của cô chủ trẻ ắt hẳn không còn khó.

Theo http://dulichhue.com.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 2.559