Tìm trên trang
Cụ bà xứ Huế cho sinh viên trọ miễn phí suốt 23 năm
Ngày cập nhật 10/12/2014

Đôi mắt gần như không còn nhìn thấy gì nhưng bà Diệp vẫn tận tình chăm lo cho các cô cậu học trò nghèo. Nhiều người giờ đã là thạc sĩ, tiến sĩ… đều dành thời gian về thăm ‘mẹ Diệp’ nay 81 tuổi.

Căn nhà nhỏ của bà Huỳnh Thị Diệp (ở đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, TP Huế) luôn rộn rã tiếng cười nói của những cô cậu sinh viên. Cụ bà 81 tuổi được gọi là “người mẹ” của sinh viên nghèo bởi suốt 23 năm qua, bà luôn cho các học trò xa nhà ở nhờ không lấy tiền. Gia đình các em đều nghèo, ở các tỉnh xa như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai…

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em, từ nhỏ, bà Diệp đã phải làm lụng để phụ giúp bố mẹ. Năm 28 tuổi, mắt trái của bà bị mù vĩnh viễn sau một tai nạn. Từ đó, bà Diệp ở vậy để phụng dưỡng cha mẹ, khi hai người mất, bà sống thui thủi một mình.

“Gặp nhiều đứa sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng quyết tâm theo học, thương quá nên từ năm 1990 tui kêu mấy đứa về nhà ở mà không lấy tiền trọ. Tôi chỉ muốn giúp các con có thêm điều kiện học hành, mong sau này kiếm được cái nghề để sống”, bà Diệp kể.

Đối với cô sinh viên Hồ Thị Hương, bà Diệp như người mẹ thứ hai.
Ảnh: Phúc Nguyễn.

 

Căn nhà nhỏ của bà luôn có 8-10 sinh viên ở trọ. Vào những ngày thi đại học, cao đẳng thì căn nhà của bà lại đón thêm 15-20 người vào ở. Không đủ giường, bà phải trải chiếu cho các sĩ tử nằm giữa nền nhà. Tiếng lành đồn xa nên năm nào nhà bà cũng đón thêm tân sinh viên. Hồ Thị Hương, quê ở Nghệ An, vào Huế học Đại học Sư phạm, đã ở nhà bà Diệp gần 2 năm nay. “Bọn em ở xa nhiều lúc nhớ nhà, ốm đau thì ‘mẹ Diệp’ luôn ở bên chăm sóc, động viên. Nhờ mẹ Diệp mà bọn em có thêm cơ hội để đến giảng đường”, Hương tâm sự.

Cùng hoàn cảnh với Hương còn có Nguyễn Hoàng, sinh viên năm thứ tư Đại học Kinh tế Huế. Hoàng cũng tìm đến với “mẹ Diệp” từ những năm đầu đại học. “Gia đình mình không lấy gì làm khá giả, mình lại là con cả trong gia đình có đông anh chị em nên khi được mẹ cho ở lại, mình cảm thấy như tìm được ngôi nhà thứ hai”, Hoàng nhớ lại.

Hương và Hoàng chỉ là hai trong số những sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ từ bà Diệp. Sinh viên ở xa nhà, thiếu tình yêu thương của cha mẹ, lại eo hẹp kinh tế nên bà Diệp luôn động viên, tạo điều kiện cho các sinh viên phấn đấu học tập. Hàng tháng, với số tiền 270.000 đồng Nhà nước hỗ trợ người già neo đơn, bà Diệp mang đi mua gạo dự trữ để phòng cuối tháng sinh viên kẹt tiền còn có cái để ăn.

Suốt bao năm qua, bà Diệp không thể nhớ chính xác số lượng sinh viên tới ở nhờ. Bà chỉ nhớ rằng nhiều “đứa con” của mình đã có việc làm, có người đã là thạc sĩ, tiến sĩ, là giảng viên của các trường đại học… Thỉnh thoảng, các cựu sinh viên lại về thăm, tặng bà chút quà, những người ở gần thường đến chăm sóc bà mỗi khi bà đau ốm.

Trong căn nhà nhỏ này không khi nào vắng tiếng cười nói của sinh viên.
 Ảnh: Phúc Nguyễn.

 

Kỳ thi đại học, cao đẳng vừa qua, ngôi nhà nhỏ của bà Diệp tiếp tục là nơi trú chân cho sĩ tử nghèo. Trong nhà bà luôn có sẵn chăn, màn, gối, chiếu… và nước uống cho các bạn trẻ.

Đôi mắt không còn nhìn rõ, đôi chân đi không vững nhưng bà Diệp vẫn hào hứng khi mùa thi tới. Bà cầu trời cho sống thêm được ít năm nữa để giúp được nhiều sinh viên nghèo hơn. “Mỗi khi nghe tiếng sinh viên ở xa đến gõ cửa nhà xin được ở trọ là tui lại cảm thấy vui”, bà Diệp tâm sự.

“Mỗi lần có bạn nào bị ốm đau hay lạ nhà không ngủ được vì nhớ bố mẹ là ‘mẹ Diệp’ lại thức trắng đêm chăm sóc, an ủi, động viên. Nếu không có mẹ, chắc chúng em sẽ không được như bây giờ”, Nguyễn Văn Cường, sinh viên sống tại nhà bà Diệp, chia sẻ.


 

Theo Diemtintrongngay.com
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 2.409