Tìm trên trang
Bước ngoặt cuộc đời của thủ khoa Ô Xin
Ngày cập nhật 02/12/2014

Gặp lại Trần Thị Ô Xin sau một năm nhập học tại ĐH Y dược Huế, cô bé ốm yếu ngày nào nay đã khỏe mạnh hơn và còn vừa trở thành một trong 50 sinh viên xuất sắc nhất khoa.

Thủ khoa tên lạ Trần Thị Ô Xin

Trần Thị Ô Xin là thủ khoa tốt nghiệp của trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) với tổng điểm 55,5.

Chia sẻ về tên gọi của mình, Ô Xin kể: “Lúc mang thai em là thời điểm trên truyền hình đang chiếu bộ phim của Nhật nói về cuộc đời của cô gái mang tên Ô Sin, dù nghèo, vất vả nhưng rồi cuối cùng bằng chính nỗ lực của bản thân đã có được hạnh phúc. Vì mong con sau này cũng được như vậy, nên mẹ lấy tên này đặt cho em”.
Trớ trêu thay, ngày chưa đầy 2 tháng tuổi, hung tin Ô Xin mắc căn bệnh sưng lách bẩm sinh đã khiến người mẹ nghèo rơi lệ vì thương con.
Trong suốt 18 năm qua, cô bé này thường xuyên phải nhập viện điều trị, có khi cả tháng trời với số tiền lên đến gần chục triệu đồng. Căn bệnh này khiến em gầy gò, nhỏ bé hơn nhiều so với chúng bạn.

Thậm chí, có những lúc bệnh nặng, em chỉ còn 30 kg. Sau khi kết thúc kỳ thi đại học, bệnh tình tái phát khiến Ô Xin lại phải nhập viện điều trị. Đó cũng là ngày mà cô bé còn biết mình bị thêm căn bệnh sỏi mật, thiếu máu bẩm sinh (thalasemiea) và đau dạ dày.
Đau ốm triền miên, nhà lại nghèo nên cuộc sống của hai mẹ con Ô Xin rất vất vả. Trong căn nhà rộng chưa đến 10 m2, Ô Xin lớn lên trong nỗ lực của người mẹ nghèo. Để có tiền nuôi con, cô Sửu đã phải làm tất cả các công việc từ quét dọn đến rửa chén bát thuê ở những quán cơm, quán nhậu ven đường. Nhưng dù lao động cực nhọc, một ngày, thu nhập của cả nhà cũng chỉ vỏn vẹn 15.000-20.000 đồng. Số tiền ít ỏi đó chỉ đủ hai mẹ con rau cháo qua ngày.
Đang nằm trên giường bệnh điều trị, Ô Xin và mẹ hạnh phúc khi biết được tin vui đỗ hai trường đại học với số điểm đáng ngưỡng mộ. Khối A em dự thi vào ngành công nghệ thực phẩm thuộc ĐH Bách khoa Đà Nẵng và đạt 25 điểm; khối B, Ô Xin đỗ ngành y đa khoa của ĐH Y dược Huế với 26 điểm.
Tin vui này là bước ngoặt thay đổi cuộc đời của Ô Xin và mẹ. Sự nỗ lực của hai mẹ con đã khiến nhiều người cảm động và mong muốn được giúp đỡ em.

Tết đầu tiên được ở nhà

Ngoài những suất học bổng, tiền mặt do các nhà hảo tâm trao tặng, mẹ con Ô Xin còn được nhiều gia đình tại Huế mời về nhà ở cùng. Cảm nhận được lòng tốt của mọi người, nhưng hai mẹ con vẫn quyết định thuê một phòng trọ nhỏ vài mét vuông gần trường ĐH Y để Ô Xin tiện đi học. Hàng ngày, cô Trần Thị Sữa vẫn đi làm thêm để trang trải cuộc sống.

Trò chuyện cùng Ô Xin sau một năm học tập, em cho biết: “Nhờ sự giúp đỡ của mọi người, hiện tại cuộc sống của gia đình em đã đầy đủ hơn nhiều. Em rất vui vì mình còn tiếp tục được đến trường và thực hiện ước mơ của mình”.
Điều Ô Xin cảm thấy ấm áp nhất trong năm qua đó là lần đầu tiên hai mẹ con được đón Tết bên nhau: “Mọi năm, từ lúc em còn nhỏ, nhà nghèo nên kỳ nghỉ nào hai mẹ con cũng đi rửa bát thuê. Đây là năm đầu tiên em và mẹ được ở nhà. Tết năm nay em còn cảm thấy rất ấm cúng và hạnh phúc bởi niềm mơ ước trở thành sinh viên đại học đã thành hiện thực”.
Được cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa, gọi bánh chưng, đi thăm họ hàng, nghỉ ngơi suốt dịp Tết mà không phải lo lắng những gánh nặng cơm áo gạo tiền là mơ ước tưởng chừng nhỏ bé nhưng phải sau hơn 10 năm Ô Xin mới có thể thực hiện trọn vẹn.

Sinh viên xuất sắc, năng động

Dù chưa được phẫu thuật nhưng thể trạng sức khỏe của Ô Xin đã khá hơn rất nhiều. Cô gái nhỏ bé ngày nào đã được 40 kg. Mắc bệnh nặng và vẫn phải tiếp tục điều trị, nhưng chưa bao giờ Ô Xin nghỉ học. Thậm chí, em vẫn tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp.
Ô Xin hào hứng chia sẻ: “Em rất thích đến trường. Các thầy cô ai cũng khiến em ngưỡng mộ”. Kết thúc học kỳ I, nữ thủ khoa ngày nào đã xuất sắc trở thành một trong 50 sinh viên đạt học bổng 4 triệu đồng của khoa.

Ngoài việc học ở trường, Ô Xin còn rất thích thú khi được tham gia tình nguyện tại các bệnh viện. Nơi đây, em được gặp và hướng dẫn các bệnh nhân lần đầu đến khám. Chứng kiến nhiều cảnh ngộ trớ trêu, Ô Xin luôn tự nhủ sẽ cố gắng học nhiều hơn để sau này giúp đỡ các bệnh nhân nghèo.
Cô thủ khoa còn cùng các bạn đến chùa Đức Sơn (Huế) để dạy học cho các em nhỏ cơ nhỡ, không nơi nương tựa được nhà chùa cưu mang. Những cô bé, cậu bé bất hạnh này khiến Ô Xin cảm thấy mình còn rất may mắn vì vẫn có mẹ ở bên cạnh luôn chăm lo cho mình.
Hiện tại, Ô Xin đang tập trung ôn tập cho kỳ thi kết thúc học kỳ II năm thứ nhất. Chia sẻ cùng các sĩ tử khối A chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học, thủ khoa Ô Xin tâm sự: “Các bạn nên tập trung luyện giải đề, giữ gìn sức khỏe, tạo tâm lý thoải mái, bình tĩnh trước và trong khi làm bài thi”.
Đặc biệt, cô sinh viên trường Y còn cho rằng: “Những thực phẩm như trứng, chuối, đậu đen rất tốt cho sức khỏe và trí nhớ. Thay vì kiêng kị mình nghĩ các sĩ tử nên ăn nhiều các món này”.


 


 

Theo http://news.zing.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 7.438