Tìm trên trang
Người phụ nữ Pa Kô mê học
Ngày cập nhật 02/12/2014

“Lúc trước chồng cầm roi bắt buộc mình đi học, mình mới phải đi. Từ ngày làm y tế thôn bản, làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ…, mình đâm ra mê học. Không học thì không có kiến thức, xấu hổ lắm!”

Đó là tâm tình của chị Hồ Thị Đinh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Thượng Long, huyện Nam Đông. Người phụ nữ dân tộc Pa Kô với nụ cười chất phác kể, là con gái út nên chị được cha mẹ cưng chiều. Áo quần giày dép hay bất thứ vật dụng nào các cô gái yêu thích, Đinh đều được cha mẹ sắm đầy đủ. Rời quê hương A Lưới, Đinh về TP Huế học THPT. Năm đang học lớp 11, cô gái trẻ gặp và nảy sinh tình cảm với một chàng trai đất Nam Đông. Vốn không ý thức được sự quan trọng của việc học, thời điểm đó lại không may bị tai nạn giao thông phải điều trị một thời gian, Đinh quyết định bỏ học, lấy chồng.

“Ở nhà, em quen sung sướng vì được cha mẹ lo lắng cho mọi thứ. Cứ nghĩ lấy chồng sẽ sung sướng hơn nữa, nên bao nhiêu áo quần đẹp và vật dụng cá nhân, em “kỷ niệm” lại cho bạn bè hết. Ai ngờ về nhà chồng cái gì cũng thiếu. Khổ quá chừng.

Em lại không biết làm gì để sinh sống, càng khổ hơn. May mà chồng tuy hơn em chỉ một tuổi, nhưng suy nghĩ rất chín chắn. Chồng bảo em phải tiếp tục đi học để có kiến thức rồi tính tiếp. Lúc đầu em không chịu. Bực quá, chồng cầm roi đe, nếu vợ không chịu đi học sẽ dùng roi đánh”, Đinh “bẽn lẽn” nhớ lại.

Vậy là ban đầu vì “sợ chồng” nên cô gái dân tộc Pa Kô trẻ người non dạ “chấp nhận” tiếp tục học chương trình THPT. Sau khi tốt nghiệp và học ba tháng nghiệp vụ về y tế, người phụ nữ trẻ hoạt bát được nhận vào trạm y tế xã, làm y tế thôn bản. Công việc của Đinh là lặn lội trong thôn bản, tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trường, cách chăm sóc trẻ như thế nào để các cháu không bị suy dinh dưỡng, cách diệt trừ muỗi, đào hố chôn rác, làm nhà vệ sinh…“Mặc dù tiền hỗ trợ chẳng đáng bao nhiêu, nhưng từ khi đảm nhiệm công tác này, hiểu hơn về cuộc sống còn nghèo khó, thiếu thốn của bà con, em thương lắm. Vì thương nên em mới gắn bó và bám công việc. Em muốn làm được điều gì đó có ích cho bà con, nhất là các mẹ, các chị, các em nhỏ. Cũng từ đó, em thực sự hiểu kiến thức khoa học, xã hội là rất quan trọng. Không có kiến thức sẽ không làm ra hồn việc gì. Xấu hổ lắm. Vậy là em đâm ra ham học, mê đi học”, Đinh chia sẻ.

Từ một cán bộ y tế thôn bản, Đinh trở thành Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã, kiêm thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ xã. Người phụ nữ này không bỏ sót một buổi tập huấn nghiệp vụ nào. Kiến thức tích lũy được, chị đem áp dụng vào thực tế, hiệu quả công việc cao hơn. Theo nhận xét của chị Võ Thị Yến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Đông, Hồ Thị Đinh là một cán bộ nhanh nhẹn, hòa đồng, nói đi đôi với làm, xử lý công việc hiệu quả. Bây giờ, dù kinh tế còn rất khó khăn, công tác xã hội, công việc gia đình bận rộn, nhưng chị Đinh vẫn thu xếp để theo học Đại học Luật từ xa. “Thuận lợi lớn đối với em là được sự ủng hộ, của chồng. Ngoài chia sẻ về công việc gia đình, chồng cố gắng lao động kiếm thêm tiền đóng học phí, để em yên tâm theo học đại học. Có kiến thức mới mong làm tốt được công việc”- người phụ nữ dân tộc Pa kô nhắc lại niềm tâm đắc.

Theo Netcodo
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 7.017