Tìm trên trang
Gia tăng phụ nữ giúp việc gia đình khiến bất bình đẳng giới càng hằn sâu?
Ngày cập nhật 05/11/2014

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự gia tăng lượng người đi giúp việc gia đình. Nhiều người cho rằng, nghề này có đóng góp quan trọng trong việc giải phóng công việc nhà cho những phụ nữ bận rộn. Tuy nhiên nếu nhìn dưới góc độ giới, gia đình thì cũng thấy: Khi càng có nhiều phụ nữ đi làm nghề giúp việc gia đình cũng đồng nghĩa với việc sẽ còn kéo dài tình trạng bất bình đẳng giới!

BÌNH ĐẲNG VỚI PHỤ NỮ NÀY...

Chị Lê Hải Yến năm nay 42 tuổi, hiện đang ở Tập thể Bách Khoa, Hà Nội. Trước đó, mọi việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái... chồng chị luôn nghiễm nhiên coi đó là việc của chị. Trong suốt 6 năm kết hôn và sinh liền 2 con, chị Yến đã phải nghỉ việc ở văn phòng tư vấn thiết kế xây dựng để vừa chăm con, vừa lo việc nhà. Cho đến khi các con cứng cáp, chị Yến mới có thời gian quay trở lại làm việc. Khi này, để có thể tập trung tốt hơn vào chuyên môn và việc nhà vẫn được suôn sẻ chị Yến đã chọn cách thuê người giúp việc gia đình.

Bắt đầu từ 2008 đến nay, với việc mỗi tháng bỏ ra khoản tiền từ 2 đến 4 triệu đồng để trả công cho người giúp việc đã khiến chị Yến trở thành người phụ nữ được “giải phóng” phần nào sức lao động. Chị có điều kiện để trở thành người “phụ nữ vừa giỏi việc nước vừa không phải làm việc nhà”. Sau giờ đi làm về chị đã có sự bình đẳng với chồng khi cả hai đều không phải đi chợ, nấu ăn. Chị không phải quần quật một mình lo nhà cửa, chăm sóc con cái. Chị và chồng đã được cùng ngồi vào bàn, ăn cùng một lúc. Sau đó, họ cùng được xem tivi, giải trí mà chị không phải tính đến dọp dẹp, rửa bát... 

Tuy nhiên việc chị Yến được nghỉ ngơi, bình đẳng như chồng khi không phải làm việc nhà lại là căn nguyên dẫn đến sự bất bình đẳng đối với những người phụ nữ khác. Họ chính là những người phụ nữ từ nông thôn lên phố làm giúp việc cho gia đình chị.


...TRÚT BẤT BÌNH ĐẲNG LÊN PHỤ NỮ, TRẺ EM GÁI KHÁC

Thực tế, việc những phụ nữ lựa chọn đi làm giúp việc là do họ hoàn toàn có nhu cầu, là tự nguyện. Chị em bỏ sức lao động của mình ra và đã được nhận tiền công. Số tiền đó có thể giúp chị em đóng góp vào việc phát triển kinh tế gia đình... Song, sự “vắng nhà đi làm ô sin” của họ lại là căn nguyên gây nhiều bất ổn và bị đổ lỗi. Ví dụ, với người phụ nữ giúp việc đầu tiên của nhà chị Yến đến từ vùng Cao Phong, Hòa Bình. Chị này có chồng và 2 con trai. Vì kinh tế gia đình khó khăn, chị nhờ người quen giới thiệu việc giúp. Khi chị đi, chồng cũng đã đồng ý. Tiền công chị nhận được cũng ổn. Tuy nhiên, đi làm chưa đầy 1 năm chị đã phải bỏ việc để về. Lý do, từ khi chị rời nhà, chồng rồi họ hàng nhà chồng thay nhau gọi điện xuống than thở, trách móc. Họ trách chị không làm tròn bổn phận của người phụ nữ trong gia đình, đã bỏ bê việc nhà mình để đi lo cho nhà khác. Họ đổ lỗi cho việc chồng chị nghiện rượu vì chị vắng nhà nên anh ta buồn. Họ nói chị đã khiến con cái phải vất vưởng. Các cháu đã không nhận được bàn tay phụ nữ chăm sóc, không được ai nấu cho mà ăn…

Còn với 2 người giúp việc tiếp theo nhà chị Yến, một người đến từ xã Thọ Nghiệp, và một người đến từ xã Xuân Bắc (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Các chị đều đã có chồng và có cả con gái lẫn con trai. Khi các chị lên giúp việc cho nhà chị Yến thì mọi việc nhà của các chị đã không được những người đàn ông, con trai đảm nhiệm, san sẻ mà dồn lên vai những đứa con gái khi ấy mới 12, 14 tuổi của chị ở nhà. Khi mẹ đi, hai cô bé này đã phải thay thế mẹ trong mọi việc nội trợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp, nuôi gà, trồng rau… Chị ở xã Thọ Nghiệp thì đã từng bỏ giúp việc để về giữa chừng khi nghe tin con gái bị chi phối quá nhiều thời gian cho việc nhà, cháu học hành sa sút dẫn đến việc không thể thi đỗ vào cấp 3 công lập, đang có nguy cơ phải bỏ học…

Theo khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện ở Việt Nam đang có tới 99% số người giúp việc tại các thành phố lớn là phụ nữ. Bên cạnh con số khoảng 1/3 là góa chồng, ly hôn hay không có chồng con thì 2/3 số còn lại là đang có gia đình. Dự báo số lượng việc làm trong ngành “hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình” năm 2015 so với năm 2008 sẽ tăng lên khoảng 63%.

Như vậy, nếu ngày càng có nhiều phụ nữ đi giúp việc nhà, sẽ càng làm hằn thêm định kiến giới trong xã hội rằng “việc nội trợ chỉ phù hợp và dành riêng cho phụ nữ”. Khi ấy, đàn ông, trẻ em trai sẽ vẫn có cớ để tiếp tục không chịu gánh vác, chia sẻ việc nhà. Ngoài ra, việc nhiều phụ nữ đi làm thuê rồi trút gánh nặng việc nhà lên vai trẻ em gái cũng sẽ là căn nguyên ảnh hưởng đến cơ hội về bình đẳng giới trong học hành, trong phân công lao động trong gia đình, trong định hướng nghề nghiệp cũng như trương lại của thế hệ phụ nữ tiếp sau.

 

 

hoilhpn.org.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 7.931