Tìm trên trang
Phụ nữ trong cơn lốc bạo lực gia đình
Ngày cập nhật 05/11/2014

Theo Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình do tư tưởng bất bình đẳng giới, cụ thể là "trọng nam, khinh nữ", lối xử sự gia trưởng tồn tại dai dẳng. Có huyện mỗi năm có hàng trăm người tự tử (chủ yếu vì bạo lực gia đình) nhưng chưa có ai lên tiếng về vấn đề này!

1.001 kiểu bạo hành

Trên đời này từ nam chí bắc có bấy nhiêu chuyện thì cũng có bấy nhiêu lý do để mấy ông chồng có máu côn đồ (gồm cả giới lao động chân tay, công chức...) mắng nhiếc, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Nhẹ thì chửi mắng, đánh đập u đầu mẻ trán, nặng thì dùng hung khí gây thương tật, tử vong. Những ông chồng vũ phu có đủ cớ gây sự ầm ĩ, nào là ghen tuông, hết tiền xài, bực bội trong người, hay vợ làm trật ý hoặc thấy mặt vợ "sao ngu ngu, xấu xấu" là... ra đòn.

Ở tại nhà trọ đường 30 Tháng 4, TP Cần Thơ, mấy sinh viên nữ vô cùng xấu hổ khi đêm nào cũng nghe một bác sĩ trẻ chửi vợ rùm trời bằng ngôn ngữ đường phố, nào là vợ ngu đần cản bước công danh chồng, chồng dạy hoài vẫn ngu, chỉ biết ăn với ngủ không giúp gì được cho chồng...

Lúc chửi, đánh cô vợ trẻ ngồi im phục tùng thì không sao nhưng hễ cô tủi phận rớt giọt nước mắt là hắn càng đánh chửi hăng. Quan hệ với chung quanh bị cấm tuyệt, cô mà đi qua nhà nào chơi vô phúc ông bác sĩ thấy thì về ăn no đòn. Còn tại một nhà trọ gần trường Cao đẳng sư phạm Cần Thơ cũng lắm chuyện khôi hài về anh chồng thích bạo lực.

Miễn có rượu vào là anh lải nhải chửi vợ, anh chửi mà vợ im lặng thì cho là vợ... xem thường nên lao vào nện vợ túi bụi, còn vợ trả lời anh cho là... hỗn nên phải "dạy" cho biết thế nào là "hiền nội". Lắm khi chịu hết nổi đòn đau chị khóc lóc đập cửa các phòng kế bên xin tạm tá túc. Mấy cô gái trẻ thông cảm nhưng chẳng ai dám chứa, bởi ông chồng mà nổi điên lên là tiếng gì cũng chửi được.

Ngày 8.3, nhưng đối với chị L.T.H (ngụ ấp Hòa Phú, xã Hòa Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long) là ngày tủi nhục ê chề với hàng xóm. Chồng chị là Huỳnh Văn Danh cần tiền đánh bạc, chị móc túi đưa 50.000đ.

Thua, Danh đổ quạu lấy dao kề cổ vợ "xin tí huyết" vì cho rằng vợ đưa tiền quá "kẹo". Đau quá chị H. phải bụm vết thương lén đến trạm y tế băng bó. Lấy cớ vợ ra khỏi nhà mà không xin phép nên Danh hầm hừ đuổi theo, bất chấp người qua lại đang nhìn trân trân, Danh nắm đầu vợ lột sạch quần áo. Tồng ngồng chị H. phải chạy vào nhà một người quen mượn quần áo xong bỏ đi. Nghi vợ mình đi tố cáo công an nên Danh rượt theo xé nát quần áo vợ vừa mượn hàng xóm...

Xin trích đoạn những lời tự trần đầy nước mắt của người trong cuộc bị chồng bạo hành qua cuộc phỏng vấn mà Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thực hiện ở 8 tỉnh (Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hà Nội, Lào Cai, Sơn La).

Một nữ y tá 50 tuổi lắc đầu khi nói về phu quân: "Chồng tôi luôn uống rượu suốt ngày đêm, uống rượu về hay quậy phá, gây gổ với vợ con, có khi xô tôi dậy cả đêm. Nhà có nuôi 4 con heo, tôi đi công tác ở nhà anh ấy bán hết lấy tiền đánh bạc". Một nữ y tá ở Lấp Vò, Đồng Tháp hết chịu nổi ông chồng quá quắt bỏ trốn ra hải đảo, tức tưởi: "Anh bảo tôi đi trực mang con đi, anh không giữ con giúp đâu.

Tối đến ảnh lượn qua lượn lại trung tâm y tế để... rình. Có hôm mấy mẹ con đang ngủ, ảnh vén mùng lên thấy ngủ mới về. Lúc khám bệnh anh ấy lại rình. Một đêm trực anh ấy đi “thăm” đến mấy lần!". Một nạn nhân khác chán nản: "Khi nào ông ấy đánh hăng tôi chạy ra khỏi nhà, tôi sợ ông ấy đánh tôi chết nếu tôi còn ở nhà. Mấy lần ông ấy đánh tôi, tôi không chịu được đã làm đơn (trên 10 cái) gửi đến xã, xã gọi chồng tôi giáo dục nhưng về nhà ông ấy vẫn vậy".

Một phụ nữ khác chịu không nổi sự... ham muốn của chồng: "Cũng có lúc bảo anh kiêng thì ảnh bảo quyền của ảnh, những ngày mệt bảo cho nghỉ ảnh bảo quyền tao, vợ tao, tao thích làm gì thì tao làm"...

Có luật, phụ nữ sẽ khỏe hơn!

Tại hội thảo: "Đại biểu hội đồng nhân dân khu vực ĐBSCL với công tác phòng chống bạo lực gia đình" tổ chức tại Vĩnh Long vào ngày 10.3, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết vừa thực hiện điều tra tại 8 tỉnh thành về tình trạng bạo lực trong gia đình. Trên cơ sở đó Ủy ban này đã hoàn tất dự thảo "Luật phòng chống bạo lực gia đình" với 44 điều khoản và trình cho Quốc hội.

Theo Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc phòng chống bạo hành gia đình hiện chưa được quan tâm đúng mức. Ngay cả những nạn nhân của tệ nạn này khi phỏng vấn thì cho rằng không có bạo lực gia đình, nhưng khi kể ví dụ cụ thể thì nêu ra vô số các trường hợp là hậu quả của bạo lực gia đình.

Giải pháp trước mắt khi chưa có luật: tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình tại cộng đồng và thông tin đại chúng. Lập danh sách gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực để phân công cán bộ tiếp cận và can thiệp.

Loại gây bạo lực gia đình "mãn tính" nếu bị nghiện rượu cần đưa đi cai nghiện (nếu cần phê bình tại cộng đồng), tăng cường hòa giải, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ kinh tế... Hội đồng nhân dân các cấp nên giám sát, nghe dân phản ánh, tiếp xúc cử tri về vấn đề này. Nên đáp ứng nguyện vọng của các nạn nhân bạo lực gia đình như xử lý ly hôn nhanh, ly hôn vắng mặt.

 

thanhnien.com
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 8.127