Tìm trên trang
Nữ Đại biểu Quốc hội với bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
Ngày cập nhật 15/05/2014

 Bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu đã khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong Hiến pháp và đã được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hộitrao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội.

 Có thể nói, bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế nói riêng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực kinh tế tài chính đã có sự tham gia của cả nam và nữ vào cơ quan quản lý, lãnh đạo, trong hoạt động kinh tế,trong các ngành nghề kinh doanh. Việc làm cho phụ nữ đã được quan tâm và đạt được những kết quả khích lệ. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm xuống còn 5,29%. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốc gia đạt được sự thay đổi khá lớn về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á.

Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn những hạn chế. Nguyên tắc bình đẳng giới chưa được cụ thể hóa toàn diện và triệt để trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một số quy định được ban hành nhưng thiếu chế tài, biện pháp, nguồn lực và cơ chế đủ mạnh để thực hiện. Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ  tham gia hoạt động kinh tế, tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp trong hoạt động kinh tế còn khá cao (phụ nữchưa bằng 1/3 nam giới). Tỷ lệ nữ là lao động phổ thông và công nhân chưa quađào tạo cao hơn nam giới 1,5 lần. Lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trởlên chỉ bằng 42% so với lao động nam giới. Thu nhập bình quân của lao động nữbằng khoảng 79% so với lao động nam. Công việc gia đình là công việc không đượctrả công và phần lớn đều do phụ nữ đảm nhận.

Luật Bình đẳng giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực,tiến tới bình đẳng giới thực sự giữa nam, nữ và thiết lập củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế phải được đảm bảo bằng các biệnpháp thúc đẩy, hỗ trợ, lồng ghép và đảm bảo nguồn tài chính.

Để tăng cường bình đẳng giới, bảođảm phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ trong mọi hoạt động kinh tế cần tập trung đạt 5 mục tiêu cơ bản: thực hiện các quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động và việc làm, trong tham gia quản lý kinh tế; nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế và quản lý kinh tế; bình đẳng trong lựa chọn tham gia các ngành nghề, tiếp cận và hưởng thụ các chính sách ưu đãi về đầu tư về kinh doanh, được đào tạo và bồi dưỡng về năng lực quảnlý, quản trị và tham gia trong hoạch định, quyết định chính sách kinh tế, tài chính; nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ lập nghiệp và làm kinh doanh.Nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới về kinhtế. Nhà nước có chủ trương tập trung nguồn lực và có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo đảm và tăng cường bình đẳng giới gồm: ngân sách nhà nước; đầu tư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước về nhân lực, tài chính, kỹ thuật, vật chất; hỗ trợ của các cá nhân, các tổ chứcnước ngoài về tài chính, công sức, trí tuệ, kỹ thuật... Nhà nước quản lý trực tiếp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ các khoản viện trợ chính phủ; đồng thời có chính sách phù hợp huy động các nguồn lực trong nước và từ nước ngoài,trong đó khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hìnhthức trong việc bảo đảm và tăng cường bình đẳng giới.

Để có chính sách phù hợp cho bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế cần phải qua 5 bước thực hiện: phân tích tình hình giới và yêu cầu trong lĩnh vực kinh tế; đánh giá phạm vi điều chỉnh của các cơ chế, chính sách về kinh tế có liên quan bình đẳng giới; xác định nguồnlực và đánh giá việc phân bổ các nguồn lực từng chính sách kinh tế; giám sát việc thực thi chính sách, việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho từng chính sách kinh tế; đánh giá tác động giới của các kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế.

Phân tích tình hình giới tập trung vào xác định những khác biệt của giới,  trong việc tiếp cận, kiểm soát cácnguồn lực; những khác biệt về nhu cầu, lợi ích; những khác biệt trong việc tham gia các lĩnh vực kinh tế, trong quản lý kinh tế của nam giới và nữ giới.

Đánh giá phạm vi điều chỉnh của các cơ chế, chính sách, trong đó đặt trọng tâm vào tác động của các cơ chế,chính sách kinh tế có liên quan dến vấn đề bình đẳng giới.

Xác định nguồn lực và đánh giá việc phân bổ nguồn lực chủ yếu xem xét mức độ đúng đắn của nguồn nhân lực, nguồn tài chính cho việcthực hiện các mục tiêu về giới đã được xác định.

Giám sát việc thi hành chính sách, phân bổ và sử dụng nguồn lực là việc theo dõi, kiểm tra nhằm xác định tình trạng huy động, quản lý nguồn lực, tình hình phân bổ nguồn lực và việc sử dụng nguồn tài chính được phân bổ, từ đó phát hiện sớm các vấn đề và có giải pháp xử lý kịp thời.

Nữ ĐBQH với bình đẳng giới về kinh tế, trước hết là tham gia tích cực, có hiệu quả trong các quyết sách của QH v ềlập pháp và chính sách kinh tế. Yêu cầu của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế đòi hỏi phải đổi mới cả về nhận thức, nội dung, phương pháp và điều kiện để nữ ĐBQH tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế thực chất hơn. Để nữ ĐBQH thể hiện được vai trò và thực quyền trong việc tham gia thảo luận,quyết định các vấn đề kinh tế, cần tạo điều kiện để nữ ĐBQH tham gia cả 4 việc: xác định phạm vi các vấn đề thảo luận, quyết định; tham gia trong quy trình thẩm tra các dự án và các báo cáo; tham gia thảo luận, hoặc tranh luận  và quyết đinh tại kỳ họp QH; giám sát để bảo đảm hiệu lực và giá trị của các quyếtđịnh, của Nghị quyết của QH.

Phát triển kinh tế là nền tảng ổnđịnh, là gốc của tài chính quốc gia và là cơ sở để giải quyết các vấn đề kinhtế - tài chính, các chính sách kinh tế, chính sách tài chính, ngân sách. QH phải thảo luận và quyết định về các chỉ tiêu, các chính sách, các giải phápthực hiện nhiệm vụ kinh tế - tài chính, quyết định ngân sách nhà nước, quyết định danh mục các chương trình dự án Quốc gia, các công trình xây dựng cơ bảnquan trọng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng, phức tạp; một nhiệm vụ vừa mang tính cụ thể, vừa thể hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đây là việc khó, phức tạp, nhưng rất trọng đại của các ĐBQH, trongđó có gần 30% nữ ĐBQH. Để nâng cao vai trò của nữ ĐBQH trong bảo đảm quyền bìnhđẳng giới về kinh tế cần tập trung một số giải pháp.

Thứ nhất, cần thống nhất về nhận thức đốivới vấn đề bình đẳng giới trong mọi quyết định kinh tế, trong mọi chính sách kinh tế, pháp luật. Đây là yếu tố quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới thực thi trong thực tế và cũng là cơ hội để các nữ ĐBQH thể hiện vai trò của mình.

Thứ hai, mọi chính sách luật và mọi báo cáo về kinh tế phải thuyết minh và giải trình rõ những yếu tố bình đẳng giới. Nữ ĐBQH có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan báo cáo, giải trình, làm rõ tính chất giới và yếu tố giới đã lồng ghép trong giải pháp, trong quyết sách.

Thứ ba, cần hệ thống hóa một cách thường xuyên và cập nhật các chủ trương, chính sách, chế độ mới, cũng như những thông tin cần thiết về kinh tế, tài chính, những định mức, tiêu chuẩn cho nữ ĐBQH làm căn cứ cho việc thảo luận và quyết định những vấn đề kinh tế. Kinh tế - tàichính là những vấn đề nhạy cảm có phạm vi tác động rộng và chịu sự chi phối, có quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ trương, chiến lược, chính sách, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi ích với nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Do đó, cần phải có sự cập nhật về tình hình kinh tế, xã hội, thông tin về kinh tế tài chính trong và ngoài nước để nữ ĐBQH có thể nắm bắt một cách có hệ thống đánhgiá và quyết định các vấn đề tổng thể về kinh tế - xã hội cũng như từng nội dung cụ thể về lĩnh vực kinh tế - xã hội, về tài chính, ngân sách.

Nữ ĐBQH khó có thể có các ý kiến vàquyết định các vấn đề kinh tế  tài chính chính xác và đúng đắn  khi thiếu những thông tin tin cậy đã được lượng hóa. Những thông tin đó không thể đơn lẻ, không thể chỉ có hiện tại, chỉ có trong nước, mà đó phải là một hệ thống thông tin toàn diện, được tích lũy. Cần phải tạo lập các ngân hàng dữ liệu, các kênh thông tin đa chiều, thỏa mãn các căn cứ tối thiểu cho nữ ĐBQH để đưa ra nhận xét đánh giá và quyết định.

Thứ tư, nâng cao năng lực và tăng cườngcác điều kiện cần thiết cho các nữ ĐBQH. Trang bị kiến thức và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các cơ quan của QH, cho nữ ĐBQH về kinh tế - tài chính,để nữ đại biểu có thể tham gia có hiệu quả vào các quyết định cần thiết về kinh tế.

Thứ năm, tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin phục vụ nữ ĐBQH. Bảo đảm mọi thông tin cung cấp cho QH,trong đó có nữ đại biểu QH có độ tin cậy cao, được đánh giá bởi cơ quan chuyên môn độc lập. Trước hết là các thông tin về chiến lược và nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội, định hướng tài chính – ngân sách, những đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, ngân sách trung hạn, nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Thứ sáu, đề cao trách nhiệm và nâng cao năng lực của các nữ đại biểu Quốc hội trong thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội cóyếu tố lồng ghép về giới. Nữ ĐBQH cần tham gia tích cực và thể hiện đầy đủ trách nhiệm trong thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế tài chính, đặcbiệt về ngân sách lồng ghép giới.

Công bằng và bình đẳng giới là mụctiêu phát triển của kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội; mà trước hết và quan trọng là nhiệm vụ của các nữ ĐBQH. Nữ ĐBQH cần thể hiện và nâng cao vai trò của mình trong việc tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế của đất nước, trong đó có chính sách và yếu tố bình đẳng giới.

 

 

Theo Daibieunhandan.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 225