Thanh niên với bài học tự lực của Bác
17/12/2014

Nhiều người vẫn còn nhớ mãi câu nói của người thanh niên Nguyễn Tất Thành với Lê khi đươc bạn hỏi lấy tiền đâu để đi ra nước ngoài, Thành xòe hai bàn tay và nói: “Đây, tiền đây! Mình sẽ lao động để kiếm sống và có tiền để ra đi”. Câu nói này để lại cho thanh niên chúng ta nhiều suy ngẫm về lối sống và sự phấn đấu vươn lên.

Chuyện kể rẳng: “Vào đầu thế kỷ XX, nước nhà còn là thuộc địa của Pháp, nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ lầm than. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân ta đều không thành công và bị đế quốc dìm trong bể máu vì chưa tìm ra được đường lối đúng.

Người thanh niên có chí lớn Nguyễn Tất Thành, sinh trưởng tại Nghệ An, học sinh trường Quốc học Huế quyết định sang Phương Tây, tìm đường cứu nước, vì lúc đó, Phương Tây có nền công nghiệp hiện đại và là trung tâm văn minh thế giới, “xem người ta làm như thế nào để về giúp đồng bào mình”

Trên đường đi, Nguyễn Tất Thành có dừng chân dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết) và học ở trường Bách Nghệ (Sài Gòn) một thời gian.

Nguyễn Tất Thành kết thân với người bạn cùng học trường Bách nghệ tên là Lê. Anh Lê dẫn Thành đi xem cảnh phố phường Sài Gòn. Lần đầu tiên Thành được xem chiếu bóng và được thưởng thức mùi vị của cây kem.

Nguyễn Tất Thành rủ Lê cùng với mình ra nước ngoài, Lê đồng ý.

Khi Lê hỏi lấy tiền đâu để đi, Thành xòe hai bàn tay và nói: “Đây, tiền đây! Mình sẽ lao động để kiếm sống và có tiền để ra đi”

Lê không đủ can đảm, ở lại. Thành cương quyết ra đi.”

Bài học lớn mà Bác đã để lại cho chúng ta đã được nhiều thế hệ cha ông đi trước kế thừa và phát huy. Trong một bài thơ của mình, Nhà thơ hoàng trung thông đã không ngần ngại khi khẳng định điều này một lần nữa:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Là thanh niên thời đại mới, bản thân tôi thiết nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có đôi bàn tay. Nhưng điều quan trọng là đôi bàn tay của mình đã làm gì để đóng góp cho xã hội, để tự hoàn thiện mình. Để khi tự nghĩ về mình, tôi có thể tự hào rằng “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời” (trích thép đã tôi thế đấy). Và quan trọng nhất là phải giữ cho đôi bàn tay của chúng ta trong sạch, đừng làm điều gì không chính đáng, trái với lương tâm, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.

                                                                                                                        (Sưu tầm)

sưu tầm
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày