Ý nghĩa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
18/11/2013

 Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội.

Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, tuy Bác đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” và “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng.

Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đại đa số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn là một bộ phận không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, ngày 14/5/2011 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Và từ đây việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một nội dung mà các tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể phải thực hiện thường xuyên; là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm.

Trên tinh thần đó, cấp ủy cơ sở phải xây dựng kế hoạch và quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; từng cá nhân cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải đăng ký nội dung học tập, rèn luyện và có phương pháp thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân 

 

 

Hoàng Thị Na (sưu tầm)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày