Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Ngăn chặn tình trạng sử dụng điện, chất độc, chất nổ, nghề và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản
10/04/2023

Hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản được quy định là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tình trạng này vẫn diễn ra hết sức phức tạp.

 

Nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế thủy sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thủy vực, có giá trị kinh tế, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi thủy sản đang ngày một cạn kiệt, một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự giảm sút về số lượng thủy sản đó là việc sử dụng xung điện, chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản tại các sông, hồ, đồng ruộng.

Việc đánh bắt cá bằng xung điện, hóa chất không chỉ làm cạn kiệt, tận diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên; huỷ hoại nơi sinh sống, sinh sản của các loài thuỷ sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng cây trồng và môi trường sinh thái. Đồng thời, đây còn là hành vi vi phạm pháp luật và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản, quy định  xử phạt hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá. Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

Đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét; phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét; phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên. Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài phạt tiền, người có hành vi dùng điện để đánh bắt thủy sản còn bị tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ.

Nghị định cũng quy định rõ vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá; phạt tiền từ 50-70 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Qua đó, khuyến cáo người dân cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về nguồn lợi thủy sản. Nếu phát hiện các hành vi vi phạm, đề nghị người dân gửi phản ánh qua ứng dụng Hue-S để được xử lý kịp thời.

P.GSTTM&TT
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 1.263 khách