Theo đó, Quy chế quy định rõ 07 nguyên tắc giám sát môi trường và 06 quy trình phối hợp giám sát môi trường, cụ thể:
Dữ liệu từ trạm được kết nối và truyền về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh qua mạng Internet với tần suất tích hợp dữ liệu 05 phút/lần, liên tục trong 24 giờ/ngày.
Đối với số liệu từ các trạm do doanh nghiệp đầu tư lắp đặt, truyền về máy chủ đặt tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh để lưu trữ. Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, thẩm định, đánh giá độ tin cậy.
Số liệu quan trắc sau khi xử lý, được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu môi trường thông qua phần mềm được tích hợp với máy chủ đặt tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh.
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh chuyển giao địa chỉ và tài khoản truy cập phần mềm cho Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan để giám sát, tra cứu số liệu liên quan quan trắc tự động thông qua hệ thống mạng riêng của tỉnh, nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Việc kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường với đơn vị bên ngoài hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục phải được phép của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế; Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong các trường hợp sự cố đối với trạm quan trắc môi trường tự động: Kết quả quan trắc vượt quy chuẩn; trạm bị mất kết nối với máy chủ; thiết bị đang trong thời gian kiểm định, hiệu chuẩn; lỗi thiết bị… phần mềm hệ thống sẽ tự động gửi thông báo (email, sms,…) đến đơn vị vận hành trạm kịp thời khắc phục, đồng thời cũng gửi thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo xử lý trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý của chủ nguồn thải.