Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ thị số 82/CT-BTTTT về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng.
29/12/2014

Ngày 24/12/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã ký ban hành Chỉ thị số 82/CT-BTTTT về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng.  

Tại Chỉ thị,  Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Cục Viễn thông

1.1. Tăng cường hiệu quả quản lý thông tin thuê bao di động trả trước theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT ngày 13/4/2012 về quản lý thuê bao di động trả trước làm cơ sở để ngăn chặn, xử lý đối với các đối tượng sử dụng SIM trả trước phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo; Nâng cao hiệu quả thực thi Thông tư số 14/2012/TT-BTTTT ngày 12/10/2012 về giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất nhằm giảm số lượng thuê bao ảo, SIM rác và nâng cao tính chính xác của thông tin thuê bao di động trả trước; Tích cực phối hợp với Bộ Công an trong việc hoàn thiện và sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân.

1.2. Khẩn trương hoàn thiện và trình Bộ trưởng ký ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 72/2013/TT-BTTTT quy định về kết nối doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin và doanh nghiệp viễn thông di động, trong đó quy định chi tiết về đầu số nhắn tin, tỷ lệ phân chia giá cước dịch vụ nội dung thông tin sử dụng tin nhắn ngắn, các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển dịch vụ nội dung một cách bền vững, cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ nội dung, góp phần hạn chế tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

1.3. Nghiên cứu, đề xuất quy định quản lý giá cước tin nhắn quảng cáo hợp lý để thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện gửi các tin nhắn quảng cáo đúng theo quy định của pháp luật. 

1.4. Sớm hoàn thiện quy định quản lý dịch vụ điện thoại, nhắn tin trên nền Internet (OTT), trong đó bao gồm các quy định hạn chế tình trạng gửi tin nhắn rác từ Internet.

2. Cục An toàn thông tin

2.1. Bám sát tiến độ triển khai Dự án Luật An toàn thông tin, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc quản lý thông tin cá nhân.

2.2. Tập trung triển khai các nội dung tại Nghị định 77/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác; yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo tần suất, nguồn gửi và từ khóa trong nội dung tin nhắn một cách hiệu quả theo quy định.

2.3. Chủ trì, điều phối và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh công tác quản lý, ngăn chặn tin nhắn rác.

2.4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên quan đến ngăn chặn tin nhắn rác.

2.5. Chủ động đề xuất các giải pháp ngăn chặn tin nhắn rác, bao gồm cả việc nghiên cứu quy định tần suất gửi tin nhắn của các thuê bao di động; tăng cường công tác thực thi pháp luật xử lý nghiêm minh các hành vi thu thập, mua bán thông tin cá nhân trái phép trên mạng, thông tin về số điện thoại di động của khách hàng.

3. Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

3.1. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tăng cường tuyên truyền luật pháp, cơ chế, chính sách, các thông tin liên quan tới việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo đến xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng; thường xuyên cung cấp thông tin cảnh báo, khuyến cáo tới người sử dụng dịch vụ để ngăn chặn, hạn chế tin nhắn rác, thông tin lừa đảo trên mạng nói chung, đặc biệt là trên Internet, mạng viễn thông di động, diễn đàn, mạng xã hội, trong trò chơi điện tử trên mạng và các ứng dụng hội thoại trên nền Internet (OTT).

3.2. Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử:

a) Khẩn trương xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trong việc phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn và hạn chế việc phát tán tin nhắn rác, thông tin không lành mạnh, thông tin vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến người sử dụng;

b) Chủ động phối hợp chặt chẽ  với các hiệp hội, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet trong nước, các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu, tham mưu Lãnh đạo Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước phát triển đồng bộ các dịch vụ Internet phổ biến, trong đó có các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm thu hút đông đảo người sử dụng trong nước; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả những nội dung thông tin trên mạng vi phạm pháp luật.

4. Thanh tra Bộ

Chủ trì, phối hợp với Cục Viễn thông, Cục An toàn Thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) tăng cường triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm có liên quan tới hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp thông tin vi phạm pháp luật; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo thanh tra chuyên ngành các Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thanh tra, xử phạt nghiêm và đình chỉ cung cấp dịch vụ đối với các trường hợp phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự.

5. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT)

5.1. Tăng cường giám sát, phát hiện các dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước liên quan, cơ quan công an trong việc điều tra xử lý tổ chức, cá nhân phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

5.2. Phối hợp với các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thiện và trình Bộ trưởng ký ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác nhằm giúp cho thị trường dịch vụ nội dung thông tin phát triển lành mạnh, công bằng để góp phần hạn chế tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

5.3. Sớm nâng cấp và vận hành hiệu quả hệ thống kỹ thuật tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác từ người sử dụng dịch vụ và thu thập tin nhắn rác tự động, tiếp nhận bản sao tin nhắn quảng cáo; xây dựng cơ chế phối hợp thu thập và cung cấp thông tin phản ánh tin nhắn rác với các cơ quan, tổ chức có chức năng, trách nhiệm chống thư rác.

6Trung tâm Thông tin thuộc Bộ, các cơ quan báo chí, các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương 

6.1. Tăng cường thời lượng đăng, phát tin, bài về hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tin nhắn rác và hành vi vi phạm của các doanh nghiệp đã bị xử lý để người dân biết và phòng tránh; chuyển các khiếu nại của người dân về tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

6.2. Thường xuyên tuyên truyền để người dân cảnh giác, không nhắn tin phản hồi hoặc làm theo hướng dẫn đối với các tin nhắn không rõ nguồn gốc, có nội dung quảng cáo, mời chào hoặc mạo danh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu lợi bất hợp pháp; khuyến cáo người dân không nhắn tin đến các đầu số cung cấp dịch vụ nội dung nếu bản thân người sử dụng chưa hiểu rõ ràng hoặc không nắm chắc thông tin về dịch vụ, giá cước dịch vụ; cung cấp thông tin đầy đủ về hệ thống phản ánh tin nhắn rác tới đầu số 456 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

7. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

7.1. Nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định liên quan đến ngăn chặn, hạn chế tin nhắn rác để áp dụng tại địa phương trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về tin nhắn rác.

7.2. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý thuê bao di động trả trước và hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn quản lý.

7.3. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn tăng cường thời lượng phát sóng, bài viết tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các quy định của pháp luật liên quan đến tin nhắn rác, tác hại của tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, đồng thời luôn cảnh giác, tự bảo vệ mình để tránh bị lợi dụng.

8. Các doanh nghiệp viễn thông di động

8.1. Triển khai các đợt nhắn tin tới tất cả các thuê bao thuộc mạng của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng về phòng, chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo; báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho người sử dụng về các vụ việc tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo có quy mô rộng rãi và có tính chất nghiêm trọng.

8.2. Tăng cường rà soát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin hợp tác với mình; trường hợp phát hiện doanh nghiệp nào có dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp dịch vụ có nội dung không lành mạnh, nội dung vi phạm pháp luật thì chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh theo các điều khoản quy định trong hợp đồng, đồng thời báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ, Cục An toàn thông tin) để theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật.

8.3. Xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo tần suất, nguồn gửi và từ khóa trong nội dung một cách hiệu quả theo quy định; chủ động thống kê, thu thập các từ khóa thường xuyên xuất hiện trong tin nhắn rác và cập nhật cho hệ thống ngăn chặn tin nhắn rác.

8.4. Tăng cường theo dõi giám sát phát hiện thuê bao di động trả trước phát tán tin nhắn rác và thực hiện ngăn chặn, thu hồi ngay khi phát hiện thuê bao vi phạm.

8.5. Thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động gửi quảng cáo qua tin nhắn nhằm bảo đảm nội dung tin nhắn rõ ràng, tuân thủ đúng quy định và các tin nhắn quảng cáo chỉ được gửi tới các thuê bao đã đăng ký nhận quảng cáo trước đó và không từ chối nhận quảng cáo. Đối với các tin nhắn quảng cáo cho dịch vụ nội dung, phải đảm bảo tin nhắn quảng cáo có đầy đủ thông tin về giá cước và hướng dẫn hủy dịch vụ.

8.6. Nghiêm túc thực hiện và báo cáo đầy đủ việc triển khai theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.  

9. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin

9.1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; các quy định tại Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP.

9.2. Quản lý chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên đầu số dịch vụ của mình; nghiêm túc, tích cực thực hiện các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ động phối hợp với doanh nghiệp viễn thông di động trong việc xử lý các khiếu nại về dịch vụ nội dung liên quan tới dịch vụ của mình.
9.3. Niêm yết, công khai đầy đủ, rõ ràng giá, cước dịch vụ, đồng thời phải cung cấp các thông tin về điều kiện cấu hình, loại máy điện thoại nào mới có thể sử dụng được dịch vụ khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên các đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in, tờ rơi, v.v…; công bố đầy đủ thông tin về giá, cước của dịch vụ ngay bên cạnh cú pháp tương ứng với dịch vụ đó trên trang tin điện tử của mình và trong các chương trình quảng cáo.

9.4. Khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn, dịch vụ nhắn tin trúng thưởng hoặc các chương trình bình chọn, quyên góp, ủng hộ phải niêm yết, cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin về giá cước.

10. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử

10.1. Thực hiện nghiêm các quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; các quy định tại Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội;

10.2. Thiết lập cơ chế cảnh báo tự động (hiển thị bắt buộc) tới người sử dụng ngay khi vừa đăng nhập để sử dụng dịch vụ về các hình thức, dấu hiệu tin nhắn lừa đảo, thông tin lừa đảo trên môi trường mạng xã hội, trong các trò chơi điện tử trên mạng; hướng dẫn người sử dụng dịch vụ cách xử lý và thông báo vi phạm đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi phát hiện tin nhắn lừa đảo, thông tin lừa đảo, thông tin không lành mạnh và thông tin vi phạm pháp luật.

10.3. Khẩn trương thực hiện các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo xuất hiện trên môi trường mạng xã hội và trong trò chơi điện tử khi tự phát hiện hoặc khi nhận được cảnh báo từ người sử dụng dịch vụ; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. 

10.4. Tích cực, chủ động triển khai cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.

11. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp viễn thông di động, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trách nhiệm phối hợp quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Cục Viễn thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Thanh tra Bộ, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng tổng hợp kết quả và báo cáo Bộ trưởng./.

7.1. Nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định liên quan đến ngăn chặn, hạn chế tin nhắn rác để áp dụng tại địa phương trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về tin nhắn rác.

7.2. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý thuê bao di động trả trước và hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn quản lý.

7.3. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn tăng cường thời lượng phát sóng, bài viết tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các quy định của pháp luật liên quan đến tin nhắn rác, tác hại của tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, đồng thời luôn cảnh giác, tự bảo vệ mình để tránh bị lợi dụng.

8. Các doanh nghiệp viễn thông di động

8.1. Triển khai các đợt nhắn tin tới tất cả các thuê bao thuộc mạng của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng về phòng, chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo; báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho người sử dụng về các vụ việc tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo có quy mô rộng rãi và có tính chất nghiêm trọng.

8.2. Tăng cường rà soát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin hợp tác với mình; trường hợp phát hiện doanh nghiệp nào có dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp dịch vụ có nội dung không lành mạnh, nội dung vi phạm pháp luật thì chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh theo các điều khoản quy định trong hợp đồng, đồng thời báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ, Cục An toàn thông tin) để theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật.

8.3. Xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo tần suất, nguồn gửi và từ khóa trong nội dung một cách hiệu quả theo quy định; chủ động thống kê, thu thập các từ khóa thường xuyên xuất hiện trong tin nhắn rác và cập nhật cho hệ thống ngăn chặn tin nhắn rác.

8.4. Tăng cường theo dõi giám sát phát hiện thuê bao di động trả trước phát tán tin nhắn rác và thực hiện ngăn chặn, thu hồi ngay khi phát hiện thuê bao vi phạm.

8.5. Thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động gửi quảng cáo qua tin nhắn nhằm bảo đảm nội dung tin nhắn rõ ràng, tuân thủ đúng quy định và các tin nhắn quảng cáo chỉ được gửi tới các thuê bao đã đăng ký nhận quảng cáo trước đó và không từ chối nhận quảng cáo. Đối với các tin nhắn quảng cáo cho dịch vụ nội dung, phải đảm bảo tin nhắn quảng cáo có đầy đủ thông tin về giá cước và hướng dẫn hủy dịch vụ.

8.6. Nghiêm túc thực hiện và báo cáo đầy đủ việc triển khai theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.  

9. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin

9.1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; các quy định tại Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP.

9.2. Quản lý chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên đầu số dịch vụ của mình; nghiêm túc, tích cực thực hiện các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ động phối hợp với doanh nghiệp viễn thông di động trong việc xử lý các khiếu nại về dịch vụ nội dung liên quan tới dịch vụ của mình.
9.3. Niêm yết, công khai đầy đủ, rõ ràng giá, cước dịch vụ, đồng thời phải cung cấp các thông tin về điều kiện cấu hình, loại máy điện thoại nào mới có thể sử dụng được dịch vụ khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên các đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in, tờ rơi, v.v…; công bố đầy đủ thông tin về giá, cước của dịch vụ ngay bên cạnh cú pháp tương ứng với dịch vụ đó trên trang tin điện tử của mình và trong các chương trình quảng cáo.

9.4. Khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn, dịch vụ nhắn tin trúng thưởng hoặc các chương trình bình chọn, quyên góp, ủng hộ phải niêm yết, cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin về giá cước.

10. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử

10.1. Thực hiện nghiêm các quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; các quy định tại Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội;

10.2. Thiết lập cơ chế cảnh báo tự động (hiển thị bắt buộc) tới người sử dụng ngay khi vừa đăng nhập để sử dụng dịch vụ về các hình thức, dấu hiệu tin nhắn lừa đảo, thông tin lừa đảo trên môi trường mạng xã hội, trong các trò chơi điện tử trên mạng; hướng dẫn người sử dụng dịch vụ cách xử lý và thông báo vi phạm đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi phát hiện tin nhắn lừa đảo, thông tin lừa đảo, thông tin không lành mạnh và thông tin vi phạm pháp luật.

10.3. Khẩn trương thực hiện các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo xuất hiện trên môi trường mạng xã hội và trong trò chơi điện tử khi tự phát hiện hoặc khi nhận được cảnh báo từ người sử dụng dịch vụ; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. 

10.4. Tích cực, chủ động triển khai cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.

11. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp viễn thông di động, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trách nhiệm phối hợp quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Cục Viễn thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Thanh tra Bộ, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng tổng hợp kết quả và báo cáo Bộ trưởng./.

Phuong Thao
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 2.311 khách