Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Một số lợi ích mang lại từ số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
03/04/2014

Theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến 31/12/2020 đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Ta hãy phân tích một số lợi ích mang lại khi thực hiện thành công Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất Việt Nam mang lại cho người dân và nền kinh tế xã hội.

 Đối với người dân  việc thu xem tính hiệu truyền hình số mặt đất thay cho tín hiệu truyền hình tương tự đồng nghĩa với việc người xem sẽ xem được rất nhiều kênh truyền hình với chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt hơn,thay vì chỉ được xem 4 đến 5 kênh chương trình như hiện nay. Đối với tin hiệu truyền hình số sẽ  không còn hiện tượng muỗi, bóng ma như khi xem tín hiệu truyền hình tương tự.  Người xem có thể được xem truyền hình có độ phân giải cao (HDTV) hoặc siêu cao (SHDTV);  truyền hình 3 chiều (3D TV), truyền hình trên thiết bị di động điều này chỉ có thể thực hiện khi số hóa tín hiệu truyền hình.

Theo Đề án này, các kênh truyền hình  phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu (các kênh truyền hình thiết yếu hiện nay bao gồm 4 kênh do VTV sản xuất là VTV1; VTV2; VTV4; VTV5; 4 kênh do VTC sản xuất gồm VTC1; VTC10; VTC14; VTC16; kênh Vnews do Thông tấn xã Việt Nam sản xuất và kênh truyền hình AnninhTV do Bộ Công An sản xuất) và kênh truyền hình địa phương phải được phát sóng trên mọi hệ thống truyền hình và không được mã hóa để mọi người dân có thể thu xem được.        

Đối với người xem truyền hình, việc tham gia vào Đề án số hóa truyền hình, xem ra rất đơn giản.  Với những hộ gia đình đang sử dụng tivi chưa tích hợp bộ thu tính hiệu truyền hình số thì chỉ cần đầu tư thêm một đầu thu tín hiệu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2 là có thể thu được tất cả các các kênh truyền hình thiết yếu (các phần còn lại như tivi, anten, dây fidor ... đều có thể tận dụng lại được).

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra quy định bắt buộc tích hợp đầu thu truyền hình số, cụ thể  từ ngày 01/04/2014 áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích thước màn hình trên 32 inches;  từ ngày 01/04/2015 áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích thước màn hình từ 32 inches trở xuống. Quy định này áp dụng cho tất cả các máy thu hình sản xuất trong nước cũng như các máy thu hình nhập khẩu. Người mua có thể nhận biết được biết các tivi đã tích hợp sẵn bộ thu thu truyền hình số có thể thông qua nhãn hàng hóa, dấu hợp quy, hoặc logo biểu trưng số hóa truyền hình gắn trên sản phẩm.

Đối với nền kinh tế, xã hội truyền hình số mặt đất không chỉ đem lại lợi ích về chất lượng chương trình truyền hình mà còn đem lại rất nhiều lợi ích về hiệu quả sử dụng tần số vô tuyến điện, điều quan trong là truyền hình số mặt đất sẽ sử dụng phổ tần số ít hơn so với truyền hình tương tự. Chẳng hạn, nếu như với truyền hình tương tự, chỉ có thể truyền tải một kênh chương trình truyền hình  trên một kênh tần số 8 MHz, thì với kỹ thuật số tiêu chuẩn DVB-T2 cho phép truyền tải khoảng 20 chương trình truyền hình SD trên một kênh 8 MHz. Điều này cũng có nghĩa là, khi hoàn thành số hóa truyền hình, một phần băng tần UHF sử dụng cho truyền hình mặt đất sẽ được giải phóng. Phần băng tần “dôi dư” này có thể dành để phát triển các dịch vụ thông tin di động băng rộng (4G) và một số dịch vụ thông tin vô tuyến khác. Nói cách khác, việc số hóa truyền hình sẽ mở đường cho việc triển khai dịch vụ băng rộng 4G tại Việt Nam. Nguồn kinh phí thu được do đấu giá các băng tần dôi dư này có thể được đầu tư trở lại để thúc đẩy quá trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.

Ngoài ra, việc có thêm băng tần để phát triển các dịch vụ thông tin di động băng rộng là hết sức quan trọng vì theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì băng rộng tác động mạnh mẽ tới kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu có 10% dân số truy nhập băng rộng thì tương đương với 1,21% tăng trưởng GDP đối với các nước phát triển và 1,38% đối với các nước đang phát triển.

Hiệu quả đầu tư và khái thác hệ thống truyền dẫn và phát sóng truyền hình số cũng cao hơn hẵn so với hệ thống phát sóng và truyền dẫn của truyền hình tương tự. Do có thể truyền tải được nhiều kênh chương trình trên một kênh tần số, nên  thay vì phải đầu tư nhiều máy phát, để mỗi máy phát phát một kênh chương trình như hiện nay, chỉ cần đầu tư một máy phát số có thể phát dược tất cả các chương trình này dẫn đến tiết kiệm được kinh phí đầu tư thiết bị, nhân công vận hành, tiền  điện, nhà trạm.....  Đối với truyền hình tương tự mặt đất, do đặc điểm mỗi kênh tần số chỉ truyền tải được một kênh chương trình, nên việc thêm kênh chương trình mới tại một địa điểm nhất định là hết sức khó khăn, đôi khi là một nhiệm vụ bất khả thi (do không có tần số hoặc bị can nhiễu) thì việc này đối với truyền hình số được thực hiện một cách dễ dàng.

Việc triển khai Đề án số hóa là cơ hội để chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao. Hình thành thị trường truyền dẫn và phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội, tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa.

Tiến Dũng (Trung tâm Tần số Vô tuyến điện KV3)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.351.558
Hiện tại 722 khách