Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Những điểm mới của Thông tư 10/2020/TT-BTTTT
18/05/2020

Ngày 07/5/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Thông tư này có nhiều điểm mới, làm giảm đáng kể các thủ tục hành chính liên quan đến chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa thu phát sóng vô tuyến, công nghệ thông tin thuộc trách nhiệm do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Nghĩa vụ thực hiện việc chứng nhận phù hợp cho sản phẩm cũng được chuyển dần từ người nhập khẩu sang nhà sản xuất đối với hàng hóa nhập khẩu, do đó các chi phí liên quan cũng sẽ được giảm đáng kể. 

Theo đó, Thông tư 10/2020/TT-BTTTT có các điểm mới như sau:

1. Giấy chứng nhận hợp quy được phép cấp cho nhà sản xuất nước ngoài, bênh cạnh việc cấp cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu như quy định hiện hành. 

2. Báo cáo tự đánh giá sự phù hợp cũng có thể được thực hiện bởi nhà sản xuất nước ngoài để sử dụng cho quá trình kiểm tra chất lượng nhà nước

3. Báo cáo tự đánh giá sự phù hợp chỉ được dựa trên kết quả thử nghiệm cấp cho chính cá nhân, tổ chức thực hiện việc đánh giá sự phù hợp

4. Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu được nhà sản xuất nước ngoài cung cấp các giấy chứng nhận hợp quy, bản báo cáo tự đánh giá để làm thủ tục nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ cần nộp kèm bản thông báo về mã hiệu sản phẩm cùng với thông tin doanh nghiệp được phép sử dụng các giấy chứng nhận hợp quy và bản tự đánh giá đó, bản thông báo này phải do nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện / công ty con của nhà sản xuất tại Việt Nam ban hành.

5. Ngoài Cục Viễn thông, Bộ TT&TT có thể chỉ định các tổ chức chứng nhận khác tham gia vào hoạt động chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa thu phát sóng vô tuyến, công nghệ thông tin. 

6. Có thêm phương thức chứng nhận hợp quy 7 bên cạnh Phương thức 1và Phương thức 5 đã được thực hiện từ trước tới nay:

- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình (áp dụng đối với sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền có chứng nhận ISO 9001), giấy Chứng nhận hợp quy có thời hạn tối đa 03 năm

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (áp dụng đối với sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền chưa có chứng nhận ISO 9001), giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn tối đa 03 năm

- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm hàng hóa (áp dụng khi không áp dụng được Phương thức 1 hay Phương thức 5), giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với 1 lô sản phẩm

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và sẽ bãi bỏ khoản 5, khoản 7, khoản 9, khoản 10 và khoản 12 Điều 1 Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó, Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đang còn thời hạn được tiếp tục áp dụng cho đến hết hiệu lực.

 

 

 

 

Sĩ Tuấn
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 77 khách