Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thể sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
Ngoài ra, người có hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra cũng có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật này.
Trong đó, khoản 3 Điều 23 của Nghị định nêu rõ:
- Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật;
- Việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính.
Nghị định quy định hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc sẽ được áp dụng trong trường hợp vi phạm như: Cán bộ, công chức, viên chức giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý; Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp tài liệu cho cơ quan điều tra; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đòi, nhận tiền của người vi phạm…
Chi tiết vui lòng xem file đính kèm./.