Cụ thể, việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ phải được thực hiện trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các Bộ phải chủ động triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Bộ, bằng các hình thức: Ban hành Thông cáo báo chí giải thích, làm rõ thông tin sai lệch; người phát ngôn của Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; đăng tải thông tin giải thích, làm rõ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan chuyên môn; các sản phẩm truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí; cung cấp thông tin để các cơ quan thông tấn, báo chí giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch…
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định: Hồ sơ, lập luận giải thích làm rõ phải bao gồm các nội dung về thông tin sai lệch, cập nhật tình hình từ khi có thông tin sai lệch đến thời điểm hiện tại; tác động của thông tin sai lệch đến uy tín của Bộ, hình ảnh của đất nước; bản chất của sự việc, hiện tượng bị đưa thông tin sai lệch…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 22/04/2019.