Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thời hạn tắt sóng truyền hình analog ở 4 TP có thể được điều chỉnh
02/02/2016

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son mới cho hay, tthời điểm cắt sóng mềm và cắt sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog ở 4 thành phố sẽ được điều chỉnh linh hoạt, phải cân nhắc để bà con nhận được thông tin về bầu cử tốt nhất.

Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT vào sáng 1/2/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chỉ đạo, thời điểm trước và sau Tết Bính Thân, Bộ TT&TT phải tích cực thực hiện Đề án số hóa truyền hình để đạt được kết quả tốt nhất. Bộ trưởng cũng cho hay, thời hạn tắt sóng mềm truyền hình analog tại 4 thành phố lớn có thể điều chỉnh lại ở thời điểm thích hợp nhất.

Trước đó, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình đã quyết định lộ trình tắt sóng truyền hình analog ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cần Thơ. Thời điểm tắt sóng mềm analog một số kênh truyền hình không thiết yếu tại 4 thành phố này chính thức được điều chỉnh sang ngày 1/3/2016, thay vì mốc 1/1/2016 như kế hoạch. Cụ thể, từ ngày 1/3/2016, tại Hà Nội sẽ ngừng phát sóng 3 kênh VTV6, H2, VTC9; 4 kênh VTV6, VTV9, VTC9, HTV7 tại TPHCM và 4 kênh VTV6, VTV Cần Thơ 1, VTV Cần Thơ 2, VTC9 tại Cần Thơ. Từ ngày 1/6/2016 sẽ ngừng phát sóng toàn bộ kênh truyền hình tương tự mặt đất còn lại tại 4 thành phố trên.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho hay, thời điểm từ sau Tết Bính Thân đến hết tháng 5 diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, trong đó ngày 22/5/2016 là ngày toàn dân bầu cử Quốc hội. Do đó, Ban chỉ đạo Số hóa truyền hình sẽ phải cân nhắc thời điểm cắt sóng analog, thời điểm cắt sóng mềm và cắt sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog sẽ được điều chỉnh linh hoạt, phải cân nhắc để bà con nhận được thông tin về bầu cử tốt nhất. “Dù điều chỉnh thế nào thì lộ trình số hóa truyền hình vẫn sẽ đúng tiến độ đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh. Với phạm vi phủ sóng các kênh truyền hình analog hiện tại, khi thực hiện tắt sóng truyền hình analog ở 4 thành phố sẽ có 19 tỉnh bị ảnh hưởng đến việc thu xem truyền hình, trong đó có tỉnh bị ảnh hưởng toàn bộ, có tỉnh bị ảnh hưởng một phần, do người dân tại các tỉnh lân cận đang thu xem nhiều kênh truyền hình được phát sóng từ 4 thành phố này. Các tỉnh bị ảnh hưởng gồm Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Vĩnh Long, Hậu Giang Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai và Long An, trong khi các tỉnh này theo lộ trình thuộc nhóm sẽ số hóa truyền hình vào giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3, tức là sẽ tắt sóng truyền hình vào năm 2017 hoặc năm 2018.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Bộ TT&TT mới đây, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ TT&TT đặt ra trong năm 2016, đó là hoàn thành việc triển khai giai đoạn 1 Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 tại 5 thành phố lớn trong cả nước, đồng thời triển khai song song giai đoạn 2 của Đề án số hóa truyền hình tại các địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng đánh giá, trong năm 2015, Bộ TT&TT đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác triển khai thí điểm Đề án số hóa truyền hình ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam. Việc triển khai số hóa truyền hình đã thành công trong giai đoạn đầu, trong năm 2016 Bộ TT&TT phấn đấu hoàn thành mục tiêu tắt truyền hình analog ở 4 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Hải Phòng, hoàn thành giai đoạn 1 của Đề án.

Như ICTnews đã đưa tin, vào ngày 1/11/2015, Ban chỉ đạo Số hóa truyền hình Việt Nam đã công bố Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình. Để có thể tắt được sóng truyền hình analog ở Đà Nẵng, hàng loạt các công việc đã được triển khai khẩn trương. Trong đó có hai việc quan trọng nhất là: VTV phải nâng cấp phủ sóng truyền hình số ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam để đảm bảo chất lượng thu xem truyền hình của người dân. Song song với đó, vào ngày 28/10/2015, Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam cũng đã hoàn thành việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Với tiến độ triển khai số hóa truyền hình như hiện tại, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho hay, dự tính có thể lộ trình số hóa truyền hình sẽ kết thúc nhanh vào trước năm 2018, thay vì đến năm 2020 như kế hoạch ban đầu.

Mới đây, Cục Tần số Vô tuyến điện đã đề xuất Bộ TT&TT có văn bản yêu cầu các tỉnh chịu ảnh hưởng khi 4 thành phố tắt sóng truyền hình analog phải đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất để người dân biết về kế hoạch tắt sóng các kênh truyền hình tương tự trên địa bàn. Ngoài ra, phải cung cấp thông tin hướng dẫn người dân tự trang bị thiết bị thu truyền hình số mặt đất, cách thức lắp đặt, điều chỉnh thiết bị thu xem truyền hình số. Đồng thời, các tỉnh phải tổng hợp số liệu và phối hợp cơ quan chức năng thực hiện hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số cho hộ nghèo, cận nghèo.

Theo M.Q (ictnews.vn)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.350.095
Hiện tại 430 khách