Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Cần khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế, kiến nghị của Nhân dân liên quan đến công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 17/11/2024

Nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Đề án 23-ĐA/TU ngày 11/9/2023 của Tỉnh ủy, ngày 06/5/2024, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh có Công văn số 1858/MTTQ-BTT về việc tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của Nhân dân liên quan đến công tác cải cách hành chính (CCHC) thuộc các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

* Những vướng mắc còn tồn tại

Về công tác tuyên truyền: Việc tổ chức tuyên truyền cho người dân về sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa được thực hiện thường xuyên và một bộ phận người dân ở nông thôn chưa hiểu nhiều về những lợi ích do công nghệ thông tin mang lại, nhiều nơi nhân dân vẫn chưa sử dụng nhiều điện thoại thông minh (như các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi tại huyện A Lưới, Nam Đông), dẫn đến người dân thực hiện việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn thấp. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt còn thấp.

Về công tác cán bộ: Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc, có nơi còn chưa thật sự quan tâm chú trọng đúng mức đối với công tác CCHC.

Về công tác giải quyết hồ sơ:  Việc giải quyt, trả kết quả hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông ở một số lĩnh vực vẫn còn chậm trễ, mặc dù đã có nhiều đổi mới, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai như: Làm hồ sơ thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh lại thẻ hồng cho người dân,...

- Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận, giao trả trực tuyến toàn trình và một phần tại một số đơn vị cấp xã chưa đạt yêu cầu người dân mong đợi.

 Về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT): Ứng dụng Hue-S đã có nâng cấp thường xuyên cập nhật, tuy nhiên nhiều lĩnh vực vẫn chưa đồng bộ với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, Cổng dịch vụ công Quốc gia gây khó khăn khi công dân nộp và tra cứu thông tin hồ sơ.

 Kết quả ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc còn chưa đồng bộ; dịch vụ bưu chính công ích để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC chưa được áp dụng phổ biến…

 Hệ thống phần mềm dịch vụ công tại cấp xã thường hay bị lỗi, đường truyền chậm nên gây khó khăn cho hoạt động giao dịch tại Bộ phận Một cửa, ảnh hưởng đến công việc giao dịch của nhân dân.

Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác CCHC, công tác chuyển đổi số chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

* Một số giải pháp khắc phục

Về công tác tuyên truyền: Triển khai quán triệt các Kế hoạch, Quyết định của UBND tỉnh: Số 3044/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 về việc phê duyệt Kế hoạch CCHC gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh năm 2024; số 425/KH-UBND ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh về việc tuyên truyền CCHC trên địa bàn tỉnh năm 2024; số 218/KH-UBND ngày 24/5/2024 về duy trì và nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) năm 2024.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, lan tỏa những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách TTHC. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc để kịp thời phát hiện và giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Về công tác cán bộ:  Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ CCHC được giao. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. 100% cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của nhà nước hoàn thành Đề án vị trí việc làm và bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm khi được phê duyệt.

- Thực hiện Quyết định số 2969/QĐ-UBND ngày 16/12/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024, trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ được phê duyệt, tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ còn thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và công tác cán bộ. mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác CCHC, trong đó tập trung vào công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC, rà soát, kiểm soát TTHC, triển khai ứng dụng các phần mềm dùng chung...

- Thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức; tiến hành niêm yết công khai quyết định giao dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Về công tác giải quyết hồ sơ:  Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách TTHC, kiểm soát quy định TTHC, kiểm soát việc thực hiện TTHC một cách hiệu quả và toàn diện, bám sát các mục tiêu, yêu cầu cải cách của Chính phủ; xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm TTHC mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là TTHC thuộc các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, đầu tư,... và các TTHC thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.

- Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các quy định không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý, bảo đảm thực chất. Tổ chức triển khai có kết quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

- Tiếp tục phát huy có hiệu quả kênh thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và chấn chỉnh hành vi nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

- Tăng cường công khai, minh bạch TTHC và thực hiện đối thoại với cá nhân, tổ chức về TTHC, giải quyết TTHC góp phần xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.

Về ứng dụng công nghệ thông tin: Tiếp tục rà soát và tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh. Xây dựng, triển khai kế hoạch hàng năm về ứng dụng, phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Xây dựng và triển khai có hiệu quả Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, phiên bản 2.0.

- Xây dựng có hiệu quả mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hầu hết các lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước theo từng giai đoạn trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, xây dựng mô hình một cửa điện tử hiện đại cấp huyện, cấp xã. Tăng cường đánh giá, đôn đốc triển khai công tác ứng dụng CNTT; hoàn thiện, nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh, các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.

5. Về cơ sở vật chất tại Bộ phận Một cửa các cấp

Ưu tiên, tập trung đầu tư, trang cấp phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp.

 

 

 

Phương Thảo
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 332 khách